Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp

    03 cách tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp

    Tiết kiệm chi phí quản lý là vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải. Vậy đâu là cách để cải thiện tình trạng này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết các cách tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp tốt nhất.

    Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

    Chi phí quản lý doanh nghiệp được biết đến là một loại chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Chi phí này sẽ liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh và được phân bổ hợp lý theo từng hạng mục khác nhau. 

    Tối ưu hóa chi phí quản lý là cách mà doanh nghiệp hạn chế chi tiêu để tiết kiệm chi phí đồng thời giúp tối đa hóa giá trị kinh doanh. Vai trò của tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp chính là giúp chủ doanh nghiệp thu về giá trị nhiều hơn rất nhiều lần so với mức chi phí bỏ ra mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như duy trì tốt sự hài lòng của khách hàng.

    chi phí quản lý doanh nghiệp

    Đặc biệt doanh nghiệp cần phải phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp và cắt giảm chi phí. Bởi lẽ, việc tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài còn việc cắt giảm chi phí chỉ ở một thời điểm nhất định và mang tính ngắn hạn. Một quy trình để tối ưu định mức chi phí cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:

    • Thực hiện đo lường năng xuất để đánh giá hiệu quả kinh doanh
    • Tìm ra nguyên nhân trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp để cải thiện
    • Đề xuất phương án thay thế
    • Đo lường hiệu quả và so sánh
    • Tiếp tục lặp lại chu kỳ cần thực hiện

    Các khoản được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

    Theo các quy định hiện hành của luật kế toán đưa ra, nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ bao gồm toàn bộ các khoản chi phục vụ công tác kinh doanh như sau: 

    các khoản tính vào chi phí quản lý
    • Mức chi phí quản lý nhân sự: Chi phí này được hiểu và các khoản chi để nhân sự làm việc cho doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, chi phí bảo hiểm… bao gồm tất cả các cấp từ nhân viên cho đến bộ phận quản lý.
    • Hệ thống trang thiết bị làm việc: Bao gồm cơ sở vật chất, dụng cụ làm việc, văn phòng phẩm…là các hạng mục được quy định tại điều khoản 6244. 
    • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là mức chi phí hao mòn máy móc, thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp theo từng tháng, từng năm và được quy định rõ ràng tại điều khoản 6424.  
    • Các khoản chi liên quan đến thuế hoặc lệ phí: Bao gồm tất cả các loại thuế phí mà doanh nghiệp cần chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh. 
    • Danh mục chi phí dự phòng: Chi phí này bao gồm các khoản doanh nghiệp phải thu khó đòi, các khoản dự phòng phải trả và được tính vào mức chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản chi phí này được hạch toán vào tài khoản 6426.  
    • Các chi phí mua ngoài: Đây được xem là khoản chi phí riêng để phục vụ cho công tác quản lý chi phí doanh nghiệp. Mức phí này được sử dụng để thực hiện các công việc. Ví dụ chi phí quản lý doanh nghiệp của khoản này có thể kể đến như mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, thuê các loại tài sản cố định và mức phí chi trả cho nhà thầu phụ… Mức phí này được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 6427. 
    • Chi phí chi bằng tiền khác: Đây là mức chi phí để doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động khác như tổ chức hội nghị, cuộc họp, chi phí hỗ trợ đi lại.

    Với tổng mức phí này tiếp đến sẽ tiến hành kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, người làm chủ doanh nghiệp cần phải cân đối ở mức tốt nhất để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc và đạt chất lượng dịch vụ hay sản phẩm ở mức tốt. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lý do tại sao doanh nghiệp cần tối ưu chi phí.

    Lợi ích khi doanh nghiệp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp

    lợi ích tối thiểu hóa chi phí

    Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp được xem là một trong những khoản chi phí cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp có thể xác định được tỷ lệ của khoản chi phí này sẽ đem lại những lợi ích đặc biệt như:

    • Dự toán hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như khi lập dự toán chi phí về nhân sự bắt buộc phải có các thông tin yêu cầu về số ngày công của nhân sự… hay lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm cần có chi tiết về mức giá nguyên vật liệu và định mức cho phép.
    • Chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh vì đây được xem là một trong những cách để đánh giá, giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức chuẩn nhất.
    • Cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời để các nhà quản lý hoặc đối tác đưa ra quyết định đầu tư, phân tích chuyên sâu về lợi nhuận của sản phẩm đem lại. 
    • Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời tận dụng triệt để các nguồn lực của tổ chức.

    Với những lợi ích trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng vận hành và hoạt động để tối ưu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận hoàn hảo. Tiếp đến, hãy cùng tham khảo 03 cách tối thiểu hóa chi phí quản lý tốt nhất dành cho doanh nghiệp.

    Cách tối thiểu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp tốt nhất

    Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một phần không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dưới đây là 03 gợi ý để tối thiểu hóa chi phí mà doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng. 

    Sử dụng phần mềm quản lý chi phí doanh nghiệp Pipedrive

    Là một trong những ứng dụng giúp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp, Pipedrive sở hữu đầy đủ các ưu điểm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên sử dụng. 

    phần mềm pipedrive
    • Quy trình bán hàng trong một: Từ tư vấn cho đến chốt đơn hàng, tại đây toàn bộ thông tin khách hàng sẽ được hiển thị rõ ràng trên phần mềm. Bằng cách này, người làm chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí quản lý.
    • Quản lý dòng tiền: Bằng cách lưu trữ toàn bộ thông tin chi tiết từ chi phí đơn hàng cho đến doanh thu và lợi nhuận, người dùng có thể tổng hợp mức chi phí theo tháng, theo quý hoặc theo năm đơn giản mà không cần áp dụng biện pháp quản lý chi phí thủ công.
    • Hoạch định chiến lược: Với những con số thực tế, so sánh hiệu quả kinh doanh qua các dòng chi phí người làm chủ doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đổi mới phương án kinh doanh, tìm ra hướng đi mới giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phát triển.

    Ngoài những lợi ích giúp tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp, phần mềm Pipedrive còn hỗ trợ rút ngắn quy trình bán hàng, đẩy nhanh hiệu quả hoạt động và gợi ý các công việc cần làm cho toàn bộ đội ngũ nhân sự. Để sử dụng phần mềm này, doanh nghiệp có thể click chọn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

    Lên chiếc lược hoạt động kinh doanh phù hợp

    chiến lược kinh doanh cụ thể

    Để áp dụng phương án tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả, người làm chủ doanh nghiệp đặc biệt phải chú trọng đến yếu tố chiến lược định hướng cho doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này cần phải xác định rõ mức độ quy mô, số lượng nhân sự tối thiểu cần có, trang thiết bị máy móc cần thiết và các khoản thu chi bắt buộc phải sử dụng. Tiếp đến, doanh nghiệp cần kết hợp cùng với định hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn áp dụng thực tế với điều kiện của doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng tổng hợp nguồn lực và hướng đi đúng đắn chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công với mức chi phí quản lý tối ưu nhất.

    Hợp tác với các đơn vị khác

    Tiếp đến là một cách để doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp chính là hợp tác với các đối tác để cùng nhau phát triển. Khi áp dụng phương án này, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực để trao đổi qua lại với đối tác. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí để sử dụng cho mục đích quan trọng hơn.

    Với những thông tin được chúng tôi tổng hợp trên đây, người dùng đã hiểu được thế nào là chi phí quản lý doanh nghiệp và cách để tối ưu tốt nhất. Trong quá trình tham khảo nếu người dùng có thắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ đến số Hotline của pipedrive.vn 024.9999.7777 để được hỗ trợ.

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Sales

    Kinh nghiệm bán hàng

    Marketing

    Kinh nghiệm quảng cáo

    Pipedrive

    Sử dụng phần mềm