Khái niệm hợp đồng bán hàng trong thương mại
Hợp đồng bán hàng hay còn có tên gọi khác hợp đồng mua bán hàng hóa, được biết đến là sự thỏa thuận giữa các bên, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán theo đúng thỏa thuận ban đầu. Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin bên bán, bên mua, hình thức vận chuyển, thanh toán, số lượng hàng hóa… Sự giao kết giữa hai bên sẽ được thể hiện toàn bộ trên bản hợp đồng, đây được xem là căn cứ để giải quyết vấn đề khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn.
Để bạn có thể dễ dàng hình dung về hợp đồng bán hàng hãy cùng theo dõi ngay ví dụ thực tế dưới đây: Công ty A hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp làm việc chuyên nghiệp của Microsoft, doanh nghiệp B có nhu cầu mua 25 User cho tổ chức sử dụng. Khi đó, cả hai bên sẽ cùng ký kết một bản hợp đồng thỏa thuận về mức giá, dịch vụ cung cấp, các chính sách ưu đãi và thời gian sử dụng. Hợp đồng này sẽ có chữ ký người đại diện của cả hai bên, đồng thời thực hiện theo đúng những quy định được nêu trong hợp đồng.
04 đặc điểm của hợp đồng bán hàng
Để dễ dàng phân biệt hợp đồng bán hàng với các dạng hợp đồng khác, bạn có thể tham khảo ngay những đặc điểm quan trọng dưới đây:
Chủ thể sử dụng là thương nhân
Chủ thể giao kết trong hợp đồng bán hàng bắt buộc phải yêu cầu một trong hai bên là bên bán hoặc bên mua phải là thương nhân, với chủ thể còn lại có thể là thương nhân hoặc không đều được. Với thương nhân, chủ thể cần hoạt động thương mại và đáp ứng một vài các yêu cầu quan trọng liên quan đến nguồn vốn, tư cách pháp lý… Còn về phương diện chủ thể là cá nhân bắt buộc phải có năng lực hành vi nhân sự đầy đủ, tổ hợp tác, hộ gia đình, pháp nhân phi thương mại và thương mại.
Đối tượng là hàng hóa
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005, hàng hóa được quy định bao gồm như sau:
- Toàn bộ các loại động sản, bao gồm cả động sản được hình thành trong tương lai như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, dịch vụ bán, cho thuê hoặc mua…
- Những vật gắn liền cùng với đất đai.
Do đó, các đối tượng được sử dụng hợp đồng bán hàng sẽ phải nằm trong danh sách luật được quy định của nhà nước.
Mục đích sinh lợi
Đặc điểm thứ ba trong hợp đồng bán hàng gắn liền với mục đích của chủ thể chính là sinh lợi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp các bên ký kết hợp đồng với nhau nhưng không đáp ứng nhu cầu sinh lợi, xét trên góc độ về nguyên tắc sẽ không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại. Do đó, bạn cần phải lưu ý đặc điểm này khi tiến hành thiết lập giao kết hợp đồng với bất cứ chủ thể nào khác.
Các hình thức sử dụng trong hợp đồng bán hàng
Hợp đồng bán hàng có đa dạng các hình thức khác nhau như văn bản, hành vi được thực hiện cụ thể, lời nói… Tuy nhiên, theo pháp luật quy định thì hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải được thực hiện trên văn bản cụ thể để các bên chủ thể xác nhận đúng thông tin, đúng thỏa thuận và dẫn đến ký kết hợp tác.
Khi nắm rõ được những đặc điểm trên, bạn đã biết được phần nào những lưu ý quan trọng để nhận biết được hợp đồng bán hàng, thỏa mãn điều kiện theo luật của nhà nước. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nội dung cần có trong một bản hợp đồng của hoạt động bán hàng.
Các nội dung có trong hợp đồng bán hàng
Trong một mẫu hợp đồng bán hàng theo đúng quy định, các nội dung cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và nhận được sự chấp thuận của các bên chủ thể. Do đó, trong một bản hợp đồng phục vụ hoạt động bán hàng sẽ có đầy đủ các điều khoản được yêu cầu, quyền và nghĩa vụ cần phải thực hiện.
Hơn nữa, các tiêu chí được thiết lập phải phù hợp với quy định của nhà nước, bao gồm các thỏa thuận liên quan trực tiếp đến đối tượng, chất lượng, phương thức thanh toán, giá cả, thời hạn và thời điểm giao nhận hàng hóa. Toàn bộ những quy định trong bản hợp đồng đều do các bên tự thỏa thuận với nhau, tạo điều kiện để giải quyết nhanh chóng cho các tranh chấp xảy ra trong suốt quá trình hoạt động.
Giao kết trong hợp đồng bán hàng
Để tiến hành giao kết trong hợp đồng bán hàng, bạn cần tuân thủ lần lượt theo các quy tắc được liệt kê dưới đây:
Đề nghị giao kết hợp đồng
Lời đề nghị tiến hành giao kết hợp đồng bán hàng sẽ do một bên đưa ra nguyện vọng và ý chí, nhưng cần sự nhất chí của bên còn lại. Đề nghị giao kết này phải bảo gồm các điều khoản liên quan đến đối tượng, trách nhiệm ràng buộc, các quy định theo pháp luật hiện hành.
Các trường hợp được quy định của pháp luật về đề nghị giao kết sẽ chấm dứt hiệu lực khi:
- Bên nhận trả lời không chấp thuận.
- Không nhận được câu trả lời trước thời hạn yêu cầu.
- Bên đề nghị tiến hành thay đổi hoặc rút lại yêu cầu.
- Bên đề nghị có yêu cầu hủy bỏ.
- Theo thỏa thuận giữa bên nhận và bên đề nghị trong khoảng thời gian chờ bên được đề nghị trả lời.
Đề nghị chấp nhận giao kết
Câu trả lời về đề nghị giao kết hợp đồng bán hàng, thời hạn được xác định trả lời chấp nhận giao kết nằm trong các trường hợp dưới đây:
- Trong khoảng thời hạn mà bên đề nghị yêu cầu: Thông báo không thể đến kịp vì lý do khách quan nào đó vẫn được chấp nhận, chỉ trừ trường hợp bên đề nghị trả lời từ chối ngay lập tức.
- Bên đề nghị nhận được câu trả lời nằm ngoài thời gian cho phép thì đây được xem là một lời đề nghị mới của bên trả lời chậm.
- Hai bên trực tiếp giao tiếp với nhau thì bên được đề nghị phải trả lời ngay, chỉ trừ khi hai bên có thỏa thuận về thời hạn.
Thời điểm giao kết
Tùy vào từng hình thức giao kết hợp đồng bán hàng mà thời điểm giao kết sẽ được thay đổi.
- Hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết chính là lúc hai bên cùng ký vào văn bản.
- Hợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng xác nhận vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
- Hợp đồng giao kết bằng lời nói sẽ có thời điểm giao kết chính là thời điểm các bên thỏa thuận về nội dung.
Với những quy tắc được thiết lập trên, bạn sẽ dễ dàng nắm được những điều cần biết khi sử dụng hợp đồng bán hàng. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rủi ro về hợp đồng hỗ trợ hoạt động bán hàng thông qua nội dung dưới đây.
Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng hợp đồng bán hàng
Trong quá trình sử dụng hợp đồng bán hàng, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải một vài các rủi ro không mong muốn. Do đó, hãy cùng tham khảo ngay những tình huống có để diễn ra như sau:
- Rủi ro liên quan đến chủ thể ký kết: Người ký hợp đồng phải là đại diện theo pháp luật có thẩm quyền ký kết. Trong trường hợp người ký không phù hợp sẽ tiến hành vô hiệu hóa toàn bộ hoặc vô hiệu hóa một phần hợp đồng.
- Giao hàng không đúng đối tượng: Giao sai hàng, thiếu số lượng, không đúng chất lượng theo yêu cầu thỏa thuận.
- Bên bán chậm giao hàng: Do điều kiện bất khả kháng, không thể lường trước được thì không phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Tranh chấp về hình thức thanh toán: Bên mua chậm thanh toán khiến bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đưa ra mức phạt được yêu cầu trong hợp đồng.
- Thiệt hại do vi phạm hợp đồng: Khi gây ra những tổn thất trong hợp đồng đưa ra trước đó.
- Rủi ro về bảo hành hàng hóa: Bên bán chịu trách nhiệm về bảo hành theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng như thời hạn, các trường hợp bị từ chối.
Thiết lập hợp đồng bán hàng là một trong những công việc quan trọng của quy trình bán hàng. Do đó, để quản lý toàn bộ thông tin và quy trình thực hiện tốt nhất bạn có thể sử dụng phần mềm Pipedrive để dễ dàng quản lý và lưu trữ an toàn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về hợp đồng bán hàng được chúng tôi tổng hợp để gửi tới bạn tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến chủ đề này vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua số Hotline Pipedrive.vn 024.9999.7777.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”