Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top
    quản trị doanh nghiệp 2023

    05 nguyên tắc cần lưu ý trong quản trị doanh nghiệp 2023

    Đứng trên cương vị của bộ phận quản lý, nhà lãnh đạo của một đơn vị, bạn nhất định phải biết đến các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản trị doanh nghiệp.

    Quản trị doanh nghiệp là gì?

    Quản trị doanh nghiệp được hiểu là những quy định, quy chế được xây dựng nên để hỗ trợ điều hành hoạt động của bất cứ doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn. Hơn nữa, hình thức này bắt buộc phải cân đối lợi ích của nhiều bên khác nhau điển hình như cơ quan nhà nước, cổ đông, đối tác, nhân sự, khách hàng, môi trường… Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu quản trị hệ thống doanh nghiệp chính là quá trình với sự tác động liên tục của nhiều hoạt động kết hợp hướng đến mục tiêu cuối cùng của tổ chức.

    quản trị doanh nghiệp

    Để có thể dễ dàng hình dung về khái niệm này hãy cùng chúng tôi theo dõi về ví dụ thực tế về quản trị doanh nghiệp dưới đây:

    Công ty cổ phần tập đoàn A hoạt động được 10 năm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp làm việc chuyên nghiệp của Google và Microsoft 365. Hiện tại, công ty đang sử dụng một quy trình quản lý riêng biệt để quản lý được công việc, Marketing & Sale, chế độ lương thưởng, nhân sự, tiến độ thực hiện. Thông qua hệ thống này, mỗi cá nhân trong tổ chức đều nắm bắt được trách nhiệm, quyền hạn, văn hóa công ty để dễ dàng thực hiện công việc theo đúng quy tắc. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng đề ra các quy định liên quan đến khách hàng, cổ đông, ban lãnh đạo…

    Rất nhiều đơn vị hiện nay chưa phân biệt được đâu là quản trị doanh nghiệp và đâu là quản trị kinh doanh. Do đó, hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây để tìm ra sự khác biệt này.

    Sự khác nhau giữa “Quản trị doanh nghiệp” và “Quản trị kinh doanh”

    Dưới đây là sự khác biệt cơ bản nhất mà bạn có thể phân biệt được giữa “Quản trị doanh nghiệp” và “Quản trị kinh doanh” trong một tổ chức:

    Quản trị doanh nghiệp Quản trị kinh doanh
    Khái niệm cơ bản Bao gồm chính sách, luật lệ nhằm mục đích vận hành và kiểm soát công ty. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh do ban lãnh đạo thực hiện.
    Mục tiêu Hạn chế các nhà quản lý lợi dụng chức quyền, sử dụng tài sản hoặc cơ hội của doanh nghiệp cho mục đích cá nhân. Nhà quản lý sử dụng quyền hạn để phục vụ cho lợi ích chung của doanh nghiệp.
    Phạm vi Vì hoạt động của doanh nghiệp, sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế nước nhà. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
    Đối tượng Nội bộ công ty: Hội đồng quản trị, cổ đông, thành viên, ban giám đốc điều hành, nhân viên… Bên ngoài công ty: Cơ quan nhà nước, đối tác, khách hàng… Nội bộ doanh nghiệp

    Với những thông tin trên đây, bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa hai khái niệm này và tìm ra đáp án cho câu hỏi quản trị doanh nghiệp là làm gì? Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của của hệ thống quản trị đối với các đơn vị kinh doanh hiện nay.

    04 vai trò của hệ thống quản trị doanh nghiệp

    Quản trị doanh nghiệp sẽ được ứng dụng ở bất kỳ đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nào điển hình như thương mại, xây dựng, sản xuất, bưu chính viễn thông, du lịch hay vận tải… Dưới đây là những vai trò chủ yếu mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

    vai trò của quản trị doanh nghiệp

    Hoạch định chiến lược

    Vai trò đầu tiên của quản trị doanh nghiệp với các đơn vị có quy mô dù nhỏ hay lớn chính là hỗ trợ hoạch định chiến lược hướng đến mục tiêu dài hạn. Đây được xem là một trong những cách thức xác định phương hướng phát triển, dự đoán những rủi ro có thể xảy đến và sẵn sàng sử dụng các biện pháp khắc phục kịp thời. Để khai thác được vai trò hoạch định chiến lược, các nhà quản trị cần phải nắm được những lưu ý dưới đây:

    • Xác định được tình hình thị trường cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
    • Thiết lập mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn
    • Nắm rõ nguồn lực hiện có và sẵn sàng bổ sung khi cần
    • Xây dựng định mức thực hiện công việc theo nguồn lực phù hợp 

    Đây được xem là một trong những vai trò đầu tiên của quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ tổ chức nào.

    Tổ chức

    Khi công ty của bạn hoạt động theo mô hình nhà nước, gia đình hay tư nhân đều sẽ nhận thấy quản trị doanh nghiệp đem lại vai trò liên quan đến tổ chức:

    • Xây dựng và tổ chức kết cấu doanh nghiệp theo từng cấp bậc hay thứ tự tương ứng với phúc lợi, quyền hạn và trách nhiệm đối với từng vị trí.
    • Phân bổ nguồn lực dễ dàng theo từng dự án, phòng ban nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng cấp độ từ nhỏ đến lớn trong tổ chức. 
    • Thiết lập cơ chế xây dựng, chính sách thực hiện để đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng nhất.

    Quản lý và lãnh đạo

    Vai trò tiếp theo của quản trị doanh nghiệp đối với tổ chức chính là quản lý và lãnh đạo. Bởi lẽ, sau khi đã xây dựng được toàn bộ các chính sách, phương hướng phát triển thì nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai nguồn lực, áp dụng quy chế vào thực tiễn. 

    Khi đó, toàn bộ nhân sự trong công ty đã được hình thành một cơ chế quản lý mới dưới sự hỗ trợ của bộ máy lãnh đạo để hoàn thiện công việc nhanh chóng đạt hiệu suất làm việc cao nhất.

    Kiểm soát và điều chỉnh

    Cuối cùng là vai trò kiểm soát chất lượng kết hợp điều chỉnh khi áp dụng quản trị doanh nghiệp. Lãnh đạo công ty phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi để nắm bắt được tình hình của đơn vị, đặc biệt nắm bắt được những điểm mạnh để phát huy. Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức có những điểm yếu cần được phát hiện kịp thời để nhanh chóng khắc phục hoặc tìm biện pháp thay thế.

    Với những vai trò trên đây, bạn đã phần nào hiểu được lý do vì sao bất cứ công ty nào cũng cần phải áp dụng công tác quản trị doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguyên tắc quan trọng cần phải tuân thủ khi quản trị hệ thống doanh nghiệp.

    05 nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp của năm 2023

    Quản trị doanh nghiệp luôn đi đôi với tốc độ phát triển của công nghệ, đứng trên cương vị là nhà lãnh đạo bạn cần trang bị cho mình kiến thức liên quan đến nguyên tắc dưới đây:

    Tập trung hóa

    tap trung hoa compressed

    Nguyên tắc đầu tiên chính là tập trung hóa, được hiểu đơn giản là quyền lực sẽ tập trung vào một số nhân sự chủ lực trong doanh nghiệp. Khi đó, toàn bộ công việc trong tổ chức sẽ được thống nhất toàn bộ với sự chấp thuận của đội ngũ lãnh đạo và đưa phương án thực hiện một cách quyết đoán nhất. Bằng cách này, nhân sự trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm việc và tập trung cao độ để thực hiện mục tiêu lớn nhất mà công ty đề ra.

    Mệnh lệnh và đường lối thống nhất

    Tiếp đến là nguyên tắc thống nhất cả về mệnh lệnh và đường lối làm việc trong tổ chức. Điển hình là việc lãnh đạo đưa ra các mệnh lệnh liên quan đến công việc cho cấp dưới phụ trách để thực hiện hay nhân viên làm theo những yêu cầu được giao từ cấp trên. 

    Xét về sự thống nhất về đường lối trong quản trị doanh nghiệp thì bất cứ thành viên thuộc bất cứ phòng ban nào, bộ phận nào, dự án nào… cũng cần hướng đến một mục tiêu chung và được dẫn dắt bởi người đứng đầu.

    Lợi ích chung được đứng ở vị trí đầu tiên

    Nguyên tắc thứ ba trong quản trị doanh nghiệp chính là đề cao lợi ích chung, mục tiêu chung của tổ chức lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là toàn bộ nhân sự trong công ty không được vì lợi ích cá nhân, lợi ích đội nhóm, hay bất kỳ lợi ích nào khác mà quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp. Nguyên tắc này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng ngay cả trong lĩnh vực hàng không, quân đội, nhà nước, du lịch… để hạn chế tối đa quan chức tham ô, vụ lợi vì mục đích cá nhân.

    Tinh thần đoàn kết, tương trợ

    doan ket tuong tro compressed

    Để một doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ, phát triển bền vững cần đến yếu tố đoàn kết của toàn bộ nhân sự trong tổ chức. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo có thể kết nối toàn bộ các phòng ban với nhau, khởi gợi nguồn cảm hứng, tạo sự thoải mái để dễ dàng trao đổi trong công việc. Khi nội bộ gắn kết, mọi hoạt động sẽ diễn ra theo đúng quy trình được thiết lập, đồng nghĩa với việc hiệu suất công việc sẽ nâng cao và đạt được các con số ấn tượng trong kinh doanh.

    Chế độ lương thưởng rõ ràng và minh bạch

    Nguyên tắc cuối cùng trong quản trị doanh nghiệp chính là chế độ lương thưởng và tính minh bạch trong công tác quản lý. Các nhà quản lý phải đặc biệt chú ý đến yếu tố này, bởi lẽ nhân sự sẽ là nguồn lực cốt cán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi bộ phận này không được trả công với mức lương xứng đáng chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không được nâng cao. Do đó, sự minh bạch trong vấn đề lương thưởng và mối quan hệ với nhân sự phải được đặc biệt chú ý trong doanh nghiệp hiện nay.

    Với những nguyên tắc trên đây, bạn đã biết cách để vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố hỗ trợ hoạt động quản trị đối với bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay.

    04 yếu tố hỗ trợ quản trị doanh nghiệp hiệu quả

    yếu tố quản trị doanh nghiệp

    Quản trị doanh nghiệp là một nghệ thuật nên không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng mà bạn nhất định phải biết:

    • Con người: Yếu tố trung tâm trong bất kỳ tổ chức nào mà nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý. Con người sẽ bao gồm toàn bộ các vị trí từ lãnh đạo, quản lý, nhân viên…
    • Mục tiêu: Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp để tiến hành thiết lập các hoạt động xung quanh, hỗ trợ hoàn thành mục tiêu cuối cùng.
    • Quy trình: Khi đã có mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình làm việc với sự hỗ trợ của các phần mềm bổ trợ. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý tiến độ làm việc, kết quả thực hiện và nhân sự đảm nhiệm.
    • Hiệu suất: Xác định hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp, khi đó bạn sẽ phát hiện ra được nhiều lỗ hổng để tiến hành khắc phục nhanh chóng.

    Với những yếu tố trên đây, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ nắm bắt được bức tranh tổng thể của cả tổ chức. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về thực trạng và biện pháp khắc phục để hệ thống quản trị trong doanh nghiệp hoạt động đem lại hiệu quả cao hơn.

    Thực trạng và giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

    Hiện nay xu hướng quản trị doanh nghiệp kết hợp cùng nền tảng công nghệ 4.0 đang dần được ưu tiên trên thị trường. Khi đó, toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi và có khả năng ứng biến linh hoạt để không bị đối thủ vượt mặt.

    pipedrive trong quản trị doanh nghiệp

    Một trong những phần mềm hỗ trợ công tác quản trị hệ thống kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn phải kể đến Pipedrive. Bởi đâu mà phần mềm này được nhiều công ty sử dụng đến vậy, dưới đây là những lý do mà bạn nhất định phải biết:

    • Hỗ trợ trực tiếp quy trình quản lý bán hàng trong doanh nghiệp
    • Quản lý thông tin khách hàng từ tổng quan đến chi tiết
    • Thống kê dữ liệu và phân tích
    • Báo cáo và đề xuất phương án thức hiện

    Ngoài ra, phần mềm Pipedrive còn tích hợp 350+ ứng dụng quen thuộc như Gmail, Outlook, Teams… để hỗ trợ làm việc hiệu quả. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại phần mềm này đạt hơn 100.000 doanh nghiệp sử dụng tại 179 quốc gia trên thế giới. Để đăng ký sử dụng phần mềm vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ NGAY.

    Trên đây là toàn bộ những thông tin từ tổng quan đến chi tiết về quản trị doanh nghiệp và phần mềm hỗ trợ ứng dụng tại Việt Nam. Trong quá trình tham khảo, nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline Pipedrive.vn 024.9999.7777 để được hỗ trợ.

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Sales

    Kinh nghiệm bán hàng

    Marketing

    Kinh nghiệm quảng cáo

    Pipedrive

    Sử dụng phần mềm