Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ? Tiêu chí xác định
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được biết đến là một trong những mô hình kinh doanh thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Mô hình này bao gồm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cả về nguồn vốn, số lượng lao động và doanh thu, lợi nhuận có được.
Hiện nay, nhà nước đã có những quy định rõ ràng để bạn có thể phân cấp doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trên thực tế. Dưới đây là những điều kiện chi tiết liên quan đến từng ngành nghề mà bạn có thể dễ dàng nhận biết loại mô hình cho doanh nghiệp:
Để có thể xác định doanh nghiệp của bạn thuộc mô hình nhỏ hay siêu nhỏ cần dựa vào các tiêu chí được đưa ra phía trên. Tuy nhiên, để tìm ra đáp án cụ thể bạn cần tìm hiểu thêm về cách xác định chi tiết từng hạng mục dưới đây.
Lĩnh vực | Công nghiệp, xây dựng, Nông - Lâm - Thủy sản | Thương mại & Dịch vụ |
---|---|---|
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người, doanh thu năm lớn nhất 3 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 3 tỷ. | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người, doanh thu năm lớn nhất 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 3 tỷ |
Doanh nghiệp nhỏ | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người, doanh thu năm lớn nhất 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 20 tỷ. | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người, doanh thu năm lớn nhất 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 50 tỷ. |
Doanh nghiệp vừa | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người, doanh thu năm lớn nhất 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 100 tỷ. | Lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người, doanh thu năm lớn nhất 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn năm không quá 100 tỷ. |
Chi tiết các tiêu chí trong quy định về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Dựa vào các tiêu chí được nhà nước quy định về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hãy cùng theo dõi hướng dẫn chi tiết cách xác định chính xác với 04 tiêu chí lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động, tổng nguồn vốn và doanh thu.
Xác định lĩnh vực hoạt động
Để xác định đúng một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, bạn cần căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Khi đó, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động sẽ được xác định dựa trên ngành, nghề kinh doanh chính khi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Toàn bộ các ngành nghề chính này được quy định theo hệ thống ngành kinh tế mới nhất được ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xác định được lĩnh vực hoạt động của công ty thuộc doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay không.
Xác định số lượng lao động BHXH bình quân năm
Tiếp đến, bạn cần xác định chính xác số lượng lao động do doanh nghiệp quản lý, trả công, trả lương và tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội. Để tính được số lao động BHXH bình quân có thể tham khảo công thức dưới đây:
Số lượng lao động BHXH bình quân năm = Tổng số lao động đóng BHXH của năm/12
Một lưu ý nhỏ, đối với các doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm sẽ được tính theo công thức tổng số lao động được đóng BHXH năm/số tháng mà doanh nghiệp vận hàng.
Xác định tổng nguồn vốn
Thông thường, cách để xác định tổng nguồn vốn năm của bất kỳ một doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nào cũng được dựa trên bảng cân đối kế toán thuộc báo cáo tài chính cuối năm. Riêng với các đơn vị hoạt động chưa tới 1 năm sẽ được tính dựa trên thời điểm cuối quý liền kề thời điểm mà doanh nghiệp quyết định đăng ký nhận nội dung hỗ trợ.
Xác định tổng doanh thu
Tương tự như các xác định tổng nguồn vốn năm, để xác định tổng doanh thu của năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xem xét dựa trên bảng cân đối kế toán được nộp cho cơ quan thuế. Ngoài ra, với các doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm cũng được tính dựa trên số tháng vận hành và dữ liệu được cập nhật theo đúng quý cuối cùng đăng ký hỗ trợ.
Với những thông tin chi tiết trên đây, bạn đã biết thế nào là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của mô hình này đối với nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong top các nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ do số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngày càng nhiều. Dưới đây là 04 vai trò chính mà mô hình doanh nghiệp này đem lại.
Tạo ra nhiều việc làm
Các doanh nghiệp hoạt động với mô hình nhỏ và siêu nhỏ với tính chất tiết kiệm nguồn vốn nên sẽ được phân bổ rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bằng cách này, người người lao động sẽ có thêm nhiều việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, gia tăng mức sống và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, với mô hình nhỏ doanh nghiệp sẽ dễ thích ích với sự thay đổi linh hoạt của thị trường nhiều hơn so với các tổ chức lớn. Bằng cách này, doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế tình trạng cắt giảm nhân sự khi gặp phải nhiều sự biến đổi.
Cung cấp đa dạng hàng hóa
Mỗi doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ có những thế mạnh riêng để cạnh tranh trên thị trường, do đó số lượng hàng hóa sản xuất đa dạng chủng loại, mẫu mã để người dùng lựa chọn. Bằng cách này, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn. Đây được xem là một trong những cách thức để thâm nhập thị trường ngách khi các đối thủ lớn đang bao phủ quá nhiều.
Phát huy nguồn lực khu vực địa phương
Một vài các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu nổi tiếng của địa phương. Khi đó, vừa tận dụng được những lợi thế về nguồn lực lại có thể đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Do đó, sẽ có nhiều khách hàng biết đến địa phương thông qua sản phẩm đặc biệt mà doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, đây cũng là một trong những cách để thu hút các nhà đầu tư để hỗ trợ sản xuất, mở rộng quy mô.
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh
Vai trò cuối cùng của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chính là tiềm lực để xây dựng nền kinh tế cả nước. Bởi lẽ, sự tác động của các doanh nghiệp kinh doanh góp phần tạo ra giá trị GDP tăng cao để thực hiện mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển.
Sau khi đã tìm hiểu về những vai trò của doanh nghiệp sở hữu mô hình nhỏ và siêu nhỏ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố tác động đến khả năng vận hành của doanh nghiệp để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
05 yếu tố vận hành hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 2023
Để vận hành quản lý doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiệu, bạn cần hiểu rõ được các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động dưới đây.
Mục tiêu
Yếu tố đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay siêu nhỏ cũng đều phải lưu ý chính là xác định mục tiêu. Mục tiêu này sẽ là định hướng cả trong ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Một lưu ý nhỏ, khi doanh nghiệp xác định mục tiêu càng chi tiết, càng được thể hiện thông qua các con số cụ thể thì khả năng thực hiện sẽ càng dễ dàng hơn. Do đó, hãy đặt ra một mục tiêu để toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp cùng hướng đến, điều này sẽ đem lại hiệu suất hoạt động cao hơn, doanh thu nhiều hơn.
Con người
Tiếp đến là yếu tố con người, nguồn lực này sẽ quyết định đến hơn 90% hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, đứng trên cương vị là nhã lãnh đạo bạn phải có cái nhìn tổng quát và phát hiện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự để khai thác. Khi nhân sự làm đúng vị trí mà họ cảm thấy yêu thích, hiệu quả nhất thì tốc độ hoàn thiện sẽ được đẩy mạnh. Ngược lại, nếu nhà quản lý không biết đánh giá nhân lực, nhân sự sẽ cảm thấy chán nản và không có động lực làm việc tốt.
Nguồn vốn
Bất cứ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nào cũng không thể thiếu đi yếu tố nguồn vốn để duy trì mọi hoạt động. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người nắm bắt được tầm quan trọng của yếu tố này để có những biện pháp xoay sở, khắc phục kịp thời giúp hạn chế gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Để mở rộng nguồn vốn, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư, tìm kiếm cơ hội phát triển mới nhằm mục tiêu đa dạng hóa vốn lưu động trên thị trường.
Chính sách quản lý
Một yếu tố nữa mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua chính là chính sách áp dụng quản lý. Khi doanh nghiệp hoạt động trơn tru và ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc quy trình quản lý của đơn vị này được thực hiện rất hiệu quả. Các chính sách này sẽ được thể hiện thông qua chính các quy định về làm việc, văn hóa công ty, chế độ lương & thưởng cho người lao động. Bằng cách này, doanh nghiệp mới có thể hoạt động ổn định và hạn chế tối đa việc thay đổi nhân sự.
Phần mềm hỗ trợ
Ngoài 4 yếu tố trên, để doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể hoạt động hiệu quả chắc chắn phải kể đến chính là các phần mềm hỗ trợ hoạch định và quản lý. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các đơn vị cung cấp nhiều phần mềm khác nhau nhưng doanh nghiệp phải dựa trên mục đích, quy mô và chi phí để lựa chọn giải pháp phù hợp.
Một trong những phần mềm thuộc top đầu được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Pipedrive. Bởi lẽ, kể từ khi được phát hành đến nay phần mềm này đã đạt được 100.000+ doanh nghiệp sử dụng tại 179 quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Hơn nữa, phần mềm này sở hữu rất nhiều các tính năng nổi bật như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hỗ trợ tổng hợp thông tin khách hàng, xây dựng quy trình làm việc bài bản, phân tích dữ liệu và đề xuất phương án thực hiện phù hợp.
Để đăng ký sử dụng phần mềm cho doanh nghiệp vui lòng chọn ĐĂNG KÝ NGAY.
Với các yếu tố trên đây, bạn đã phần nào hiểu được sự tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Toàn bộ thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn cả về định nghĩa, tiêu chí, vai trò và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong quá trình tham khảo, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline của Pipedrive.vn qua 024.9999.7777.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất“