Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng được hiểu đơn giản là tổng hợp toàn bộ những hành vi hoặc sở thích của khách hàng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Qua việc thu thập dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về những mong muốn của khách hàng qua đó cải thiện cũng như phát triển những phương án kinh doanh mới trong tương lai.
Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu Insight khách hàng?
Nghiên cứu Insight khách hàng nắm giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển doanh thu, mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Dưới đây là 3 lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Gia tăng doanh thu, nâng cao thị phần
Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào nắm bắt tốt tâm lý khách hàng thì tỷ lệ chốt đơn và mức độ thị phần sẽ ngày càng nâng cao. Biết được người dùng đánh giá như thế nào về sản phẩm sẽ tiết lộ trực tiếp nhiều nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp cần quan tâm. Qua đó, bạn sẽ rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm để tiến hành cải tiến và nâng cao chất lượng cả về sản phẩm hay dịch vụ. Qua thời gian, số lượng khách hàng biết đến doanh nghiệp ngày càng nhiều, do đó đây sẽ là lý do đầu tiên khiến doanh nghiệp phải nghiên cứu Insight khách hàng ngay từ bây giờ.
Đem lại lợi thế cạnh tranh cao
Bằng cách nghiên cứu Insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra được những định hướng phát triển lâu dài. Tất cả các ông lớn đứng đầu thị trường trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng không thể bỏ qua giai đoạn này. Dựa vào số lượng kết quả đã phân tích, doanh nghiệp có thể đề xuất và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường, dẫn đầu xu hướng và nâng cao tính cạnh tranh. Sở hữu nhiều lợi thế trong tay chính là cách để doanh nghiệp của bạn vượt xa đối thủ.
Định hướng chiến lược từ ngắn hạn đến dài hạn
Với tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay bắt buộc doanh nghiệp phải thích nghi và đổi mới. Điều này đồng nghĩa với việc vai trò của Insight khách hàng ngày càng được đẩy mạnh để hỗ trợ công tác định hướng chiến lược. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược liên quan đến giá cả hay chiến dịch quảng cáo phù hợp. Thích nghi để tồn tại là cách mà bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng phải áp dụng nếu muốn vươn lên dẫn đầu.
Hướng dẫn các bước xây dựng Insight khách hàng cho doanh nghiệp
Xây dựng Insight khách hàng cho doanh nghiệp là một điều không hề dễ dàng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về quy trình 6 bước được chúng tôi chuẩn bị dưới đây:
Bước 1: Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp
Trước tiên, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ với đầy đủ năng lực và chuyên môn với mục tiêu thu thập thông tin dữ liệu nhanh chóng, chính xác về Insight khách hàng. Để có thể đem lại được hiệu quả cao nhất, đội ngũ nhân sự phải có tư duy sáng tạo và cởi mở. Ngoài ra, họ sẽ là những người đưa ra quyết định số liệu thống kê nào phù hợp nhất nên cần có đầu óc phân tích nhạy bén để tìm ra đâu là điểm mà khách hàng quan tâm. Các thành viên trong đội ngũ nghiên cứu thực hiện các công việc quan trọng như:
- Thu thập toàn bộ thông tin khách hàng trên thị trường
- Lên kế hoạch nghiên cứu thông tin khách hàng
- Phân tích toàn bộ thông tin khách hàng
Bước 2: Trả lời các câu hỏi để thiết lập Insight
Để nghiên cứu khách hàng, số liệu thu thập về phải trả lời được các câu hỏi như:
- Tại sao cần xác định Insight khách hàng?
Câu hỏi này sẽ giải quyết vấn đề kết quả cần đạt được trong chủ đề này là gì? Các dữ liệu được sử dụng để được sử dụng để làm gì? Mục tiêu thu thập để cải tiến sản phẩm, quảng cáo hay phục vụ cho ra mắt sản phẩm mới.
- Khi nào tiến hành thực hiện?
Lộ trình thực hiện sẽ diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau để đo lường mức độ rủi ro và khả năng nguồn lực của dự án. Qua đó, doanh nghiệp có thể theo sát và quản lý dự án dễ dàng. Câu hỏi này sẽ giải đáp các vấn đề như dữ liệu được thu thập khi nào? Phân tích khi nào? Thời gian để có thể hoàn thành dự án? Khi nào có kết quả và bao giờ có thể áp dụng dữ liệu vào thực tế?
- Cách để tìm kiếm Insight khách hàng?
Bạn cần trả lời được các câu hỏi như làm thế nào để có thể thu thập được dữ liệu? Dữ liệu có thể khai thác từ đâu và công cụ hay phương pháp nào để hỗ trợ?
- Đối tượng nào được nghiên cứu?
Tùy thuộc vào từng sản phẩm, từng nhu cầu phân tích mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đối tượng khách hàng để nghiên cứu. Các khách hàng có thể phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn…
Bước 3: Thiết lập bản đồ hành trình cho khách hàng
Doanh nghiệp cần lên một sơ đồ thiết lập hỗ trợ cho hành trình của khách hàng để dẫn dắt đến những mục tiêu định hướng riêng biệt. Quy trình này sẽ bao gồm thời gian để trải nghiệm sản phẩm, giai đoạn tiếp cận hoặc tương tác hay thời gian cân nhắc để tiếp tục mua sản phẩm. Ở giai đoạn này, bạn cần phải xác định được rõ chân dung của khách hàng đi kèm với những đặc điểm để có thể nhận dạng và biết khách hàng đang nằm ở giai đoạn nào trong hành trình insight khách hàng được thiết lập.
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Sau khi đã nắm bắt được toàn bộ hành trình để tìm kiếm Insight khách hàng, tiếp đến sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ sơ cấp đến thứ cấp. Với dữ liệu sơ cấp cần tổng hợp thông qua những các cuộc khảo sát hoặc thí nghiệm. Riêng với dữ liệu thứ cấp được lấy từ các cuộc điều tra và phân tích thị trường. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm dữ liệu này trên mạng hoặc trong các bài nghiên cứu từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực.
Bước 5: Phân tích và nghiên cứu
Với dữ liệu đã được tổng hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân loại theo từng nhóm mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp và mô hình khác nhau mà doanh nghiệp có thể đưa ra những số liệu tính toán chính xác trình bày trên bản đồ trực quan nhất có thể. Tiếp đến, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều phương hướng Insight khách hàng khác nhau để tiếp tục chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 6: Xác định Insight khách hàng chuẩn
Dựa trên những kết quả đã nghiên cứu và phân tích, doanh nghiệp sẽ tìm ra những Insight khách hàng chính xác nhất. Tiếp đến, sẽ tiến hành áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp để đánh giá và thực hiện theo kế hoạch mới với những định hướng mới. Bằng cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro có thể xảy ra và phát huy những điểm mạnh để nâng cao doanh thu.
Với 06 bước trên, doanh nghiệp đã có thể xây dựng được quy trình nghiên cứu Insight khách hàng hoàn chỉnh. Dưới đây là những cách nghiên cứu vô cùng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng.
5 cách để nghiên cứu Insight khách hàng hiệu quả
Với 5 cách nghiên cứu dưới đây, doanh nghiệp có thể áp dụng để gia tăng hiệu quả phân tích Insight khách hàng nhanh chóng.
Phỏng vấn trực tiếp
Chỉ nhìn qua mà biết Insight khách hàng là gì thì đây là điều không thể thực hiện với rất nhiều nhân sự trong doanh nghiệp. Do đó, bạn cần thiết lập một buổi trò chuyện trực tiếp để trao đổi và trình bày một cách khách quan nhất. Trong cuộc trò chuyện, bạn cần cố gắng khai thác để biết điều gì thực sự quan trọng, qua đó xây dựng chân dung khách hàng một cách chính xác nhất.
Quan sát khách hàng
Ngoài cách trò chuyện trực tiếp, bạn cũng có thể quan sát khách hàng trong môi trường được tiếp cận cùng với sản phẩm hoặc môi trường xung quanh. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội biết được những sở thích của khách hàng và đưa ra những vấn đề để có thể giúp khách hàng giải quyết những khó khăn thông qua chính sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Tham dự sự kiện
Ngoài hai cách nghiên cứu Insight khách hàng trên, bạn cũng có thể tham dự hoặc tổ chức trực tiếp của các buổi hội thảo hoặc sự kiện liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang làm. Bằng cách này, bạn có thể lắng nghe và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt được những yêu cầu thực tế và thống kê dữ liệu nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng về những ưu điểm vượt trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Đo lường đối thủ
Tiếp đến là hình thức tìm kiếm Insight khách hàng thông qua việc đo lường đối thủ. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có nhiều góc nhìn mới hơn về khách hàng mục tiêu, thấu hiểu ưu nhược điểm từ đối thủ và tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, để nghiên cứu được số liệu thực tế nhất qua hình thức này doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự nghiên cứu cực kỳ mạnh mới có thể đưa ra được kết luận chính xác nhất.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Cuối cùng là cách làm hiệu quả đem lại nhiều dữ liệu thống kê vượt mức mong đợi của doanh nghiệp chính là sử dụng các phần mềm hỗ trợ đặc biệt. Hiện nay, phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường có thể kể đến như Pipedrive bao gồm tất cả những gì mà doanh nghiệp cần.
Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin của khách hàng thông qua việc tích hợp với 350+ ứng dụng quen thuộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng để thu thập dữ liệu từ đa dạng kênh, xuất hiện nhiều khách hàng nhất và được tổng hợp tại hệ thống của Pipedrive. Ngoài ra, phân mềm này sẽ tự động phân loại và đề xuất những phương án tốt nhất cho tổ chức nghiên cứu Insight khách hàng.
Để đăng ký phần mềm Pipedrive vui lòng click chọn ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà người dùng có thể tham khảo cho doanh nghiệp khi tiến hành nghiên cứu Insight khách hàng. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline của Pipedrive.vn 024.9999.7777 để được hỗ trợ.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất“