Việc đưa ra các Pipedrive pipeline examples về các giai đoạn phát triển trong một quy trình bán hàng sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về tầm quan trọng của yếu tố này đối với việc chốt deal thành công.
Pipedrive sales pipeline là gì?
Sales pipeline hay quy trình bán hàng là một hình thức có tổ chức để trực quan hóa và theo dõi khách hàng tiềm năng khi họ di chuyển qua hành trình mua hàng. Từ việc tạo khách hàng tiềm năng đến khi chốt giao dịch thành công, mỗi giai đoạn trong quy trình đều được xác định và vạch ra rõ ràng. Khả năng hiển thị rõ ràng này giúp hợp lý hóa các hoạt động bán hàng của nhân viên sales, từ đó giảm tỷ lệ rời bỏ và tối đa hóa việc chuyển đổi.
Việc theo dõi pipeline trong Pipedrive giúp người dùng có được những thông tin tổng quan dễ hiểu được cập nhật theo thời gian thực về hiệu suất của nhóm bán hàng.
Hãy cùng xem qua Pipedrive pipeline examples sau, nếu một nhân viên bán hàng có hiệu suất vượt trội đáng kể so với các thành viên còn lại trong nhóm, bạn có thể đánh giá hành động của đại diện bán hàng đó thông qua sales pipeline trong Pipedrive và triển khai các chiến thuật bán hàng hiệu quả.
Các Pipedrive pipeline góp phần giúp cho công việc của các đại diện bán hàng trở nên ngăn nắp hơn. Bằng cách lướt qua quy trình bán hàng của mình, họ đã có thể dễ dàng biết chính xác vị trí của từng giao dịch và hoạt động sẽ diễn ra tiếp theo, điều này phần nào cải thiện được hiệu suất bán hàng của đội nhóm sales.
Tại sao người bán hàng cần sales pipeline
Trước khi phác thảo bức tranh chi tiết và cụ thể về quy trình bán hàng với Pipedrive pipeline examples, chúng ta hãy đi tìm lời giải cho câu hỏi “Tại sao người bán hàng cũng như các doanh nghiệp cần áp dụng sales pipeline?”.
Việc ghi lại chu trình và quá trình bán hàng với sales pipeline của Pipedrive có thể giúp các đại diện sắp xếp khách hàng tiềm năng mới và theo dõi các hành động cụ thể có liên quan. Ví dụ, người đại diện có thể xác định thời điểm mà một khách hàng tiềm năng đạt đủ điều kiện hoặc chính xác họ đã liên hệ với các vị khách đó bao nhiêu lần và thông qua những kênh giao tiếp nào.
Việc chi tiết hóa các hoạt động bán hàng như vậy giúp loại bỏ bất kỳ phỏng đoán không có cơ sở nào và khuyến khích một quy trình có cấu trúc và tổ chức hơn tại tất cả các giai đoạn.
Bằng việc đối chiếu thông tin cốt lõi và dữ liệu bán hàng, bạn có thể dễ dàng xác định được khách hàng tiềm năng nào cần được chăm sóc nhiều nhất. Điều đó giúp bạn xác định ưu tiên liên hệ với ai, khi nào lên lịch gặp mặt, khi nào cần theo dõi và cần thực hiện hành động nào để thúc đẩy giao dịch.
Nhìn vào Pipedrive pipeline examples, người dùng cũng dễ dàng nhận định được chuyển hot lead nào vào cold lead, từ đó giảm thiểu thời gian lãng phí cho những vị khách không phù hợp với chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.
Pipedrive pipeline examples – Điều kiện cần trước khi bắt đầu
Để thiết lập một sales pipeline mạnh mẽ, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị trước những thông tin và dữ liệu cần thiết. Dưới đây chính là một số ví dụ về một số yếu tố cần chuẩn bị để có thể tạo nên một quy trình bán hàng thành công trong nền tảng Pipedrive CRM.
Danh sách người mua có triển vọng
Người bán hàng cần một danh sách khách hàng tiềm năng phù hợp với đối tượng mục tiêu và hồ sơ khách hàng lý tưởng để có thể đảm bảo nói chuyện với đúng đối tượng và đi đúng hướng. Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm công ty của họ, vị trí làm việc của họ, công việc họ làm, khó khăn hoặc thách thức mà họ đang gặp phải,…những dữ liệu này sẽ giúp cho bạn đánh vào “điểm đau” của khách hàng và dễ dàng chốt deal thành công.
Quy trình bán hàng của đội nhóm sales
Nhìn vào Pipedrive pipeline examples, bạn dễ dàng nhận ra quy trình này là một công thức có cấu trúc rõ ràng cho người dùng biết được chính xác cần phải làm gì tiếp theo để thành công chốt giao dịch.
Để làm được điều này, cả đội nhóm bán hàng cần thiết lập trước quy trình bán hàng cụ thể, trao quyền các bước tiếp theo cho thành viên phù hợp đảm nhận. Vạch ra quy trình hoàn chỉnh và logic là chìa khóa để việc tiếp quản sales pipeline trong Pipedrive software hiệu quả và từ đó nhanh chóng đi tới giai đoạn chốt giao dịch.
Mục tiêu doanh thu
Tất cả các Pipedrive pipeline examples đều chỉ ra rằng một quy trình thành công bắt đầu bằng việc xác định được mục tiêu. Để làm được điều này, bạn cần thu thập tất cả các con số sẽ giúp thiết kế một hệ thống bán hàng hiệu quả, bao gồm số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, số lượng giao dịch nên thực hiện ở mỗi giai đoạn,…
Cuộc họp với đồng nghiệp
Để tận dụng tối đa sales pipeline, không chỉ riêng bạn mà tất cả các thành viên trong nhóm nên hợp tác cùng nhau thông qua một cuộc họp. Bằng cách này, mọi người đều có cơ hội đưa ra ý kiến và lời khuyên của bản thân nếu có, từ đó teamwork giữa các thành viên trong nhóm cũng như việc quản lý công việc hiệu quả hơn.
Pipedrive pipeline examples – Giai đoạn phát triển của deal
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu và thông tin cần thiết, hãy cùng bắt đầu với các giai đoạn trong một Pipedrive sales pipeline.
Prospects – Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
Giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ Pipedrive pipeline examples nào luôn là khách hàng tiềm năng (prospect). Điều này có nghĩa là người mua tiềm năng đang có nhu cầu với dịch vụ/sản phẩm của bạn, bất kể cách thức tiếp cận với họ – có thể là chiến dịch marketing hoặc các nhóm năng nổ tìm kiếm qua các kênh social media như Linkedin hay Facebook.
Sales qualified lead (SQL) – Định tính lead
Định tính (qualifying) là quá trình tìm kiếm những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện cho dịch vụ/sản phẩm bạn cung cấp. Công việc này có thể được thực hiện sớm hơn trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc sau khi liên hệ với khách hàng mới có triển vọng, nhưng lưu ý rằng vấn đề này luôn được ưu tiên làm vì nó giúp tiết kiệm thời gian bạn dành cho Pipedrive pipeline examples.
Trong bước này, chúng ta sẽ phân tích mức độ phù hợp thông qua hệ thống tính điểm và tách hot lead ra khỏi cold lead để chỉ những liên hệ chất lượng cao mới nằm trong danh sách cần ưu tiên chăm sóc của bạn.
Với việc đánh giá thường xuyên, bạn có thể sẽ phát hiện ra những khách hàng tiềm năng làm tắc nghẽn quy trình bán hàng lâu hơn những đối tượng khác. Vấn đề này hoàn toàn bình thường cũng giống như với bất kỳ cơ hội bán hàng nào, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu những vị khách hàng tiềm năng đó đang nằm ở đâu trong pipeline và quản lý điều này hiệu quả bằng cách đưa họ vào một chuyên mục khác, chẳng hạn như pipeline “tương lai” hoặc call back.
Liên hệ khách hàng tiềm năng
Việc liên hệ với khách hàng là một cách hiệu quả trong Pipedrive pipeline examples để tiếp cận đối tượng mua hàng. Các cuộc gọi ngẫu nhiên thường bắt đầu bằng cách tìm hiểu thêm về khách hàng để họ bắt đầu cảm thấy đủ thoải mái trước khi bắt đầu đặt ra một vấn đề khác.
Câu hỏi mở để bạn tham khảo cho giai đoạn này là “Loại thông tin nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn?” – không chỉ giúp khơi gợi về suy nghĩ của họ mà còn giúp cuộc nói chuyện sau đó suôn sẻ hơn.
Tạo dựng niềm tin nơi khách hàng tiềm năng
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là xây dựng niềm tin với khách hàng của mình. Điều quan trọng là chất lượng dịch vụ khách hàng luôn ở mức cao ở mọi giai đoạn. Khi bạn đã thực hiện liên hệ trước tiên và các lead bắt đầu được hâm nóng, đã đến lúc chăm chút mối quan hệ với họ.
Việc chăm chút mối quan hệ trong các Pipedrive pipeline examples không chỉ có nghĩa là liên tục gọi điện hoặc gửi email cho khách hàng tiềm năng, mà còn là chuyển tiếp một bài viết có thể áp dụng cho việc giải quyết vấn đề họ đang gặp phải, thích bài đăng của họ trên phương tiện truyền thông xã hội như Linkedin, lắng nghe cẩn thận trước khi cố gắng bán hàng.
Chốt đơn – Kết thúc Pipedrive pipeline examples
Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và nhạy cảm nhất trong sales pipeline đối với một nhân viên bán hàng. Lúc này, bạn cần hết sức cẩn thận trong việc đưa ra yêu cầu bán hàng.
Đôi khi khách hàng sẵn sàng chốt giao dịch ngay mà không chần chừ, nhưng sẽ có những vị khách hàng tiềm năng vẫn còn phân vân và cần thêm chút tư vấn sâu hơn nữa. Việc thành công hay thất bại một phần nằm ở sự khéo léo và nhạy bén của nhân viên bán hàng dựa trên những thông tin và dữ liệu về khách hàng tiềm năng đã được cấp sẵn trước đó.
Để trực tiếp trải nghiệm sales pipeline của Pipedrive cũng như được tư vấn chi tiết về các gói giải pháp Pipedirve, vui lòng nhấp vào ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY dưới đây.
Sales pipeline là một thành phần quan trọng trong hoạt động bán hàng. Không có yếu tố này, bạn không thể theo dõi các giao dịch và hoạt động với độ chính xác cao cũng như không thể đáp ứng được các mục tiêu bán hàng hàng tháng. Sau bài viết này, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Pipedrive pipeline examples hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp Pipedrive CRM, vui lòng liên hệ pipedrive.vn qua Hotline 024.9999.7777 để được hỗ trợ ngay lập tức.
“Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”