Danh mục bài viết
    Add a header to begin generating the table of contents
    Scroll to Top

    Equity là gì? Tất tần tật các thông tin về Equity từ A – Z

    Một doanh nghiệp khi hoạt động đều phải có một số vốn nhất định để duy trì phương án sản xuất và kinh doanh, để thực hiện được điều này chắc chắn phải có vốn chủ sở (Equity). Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết Equity là gì? Và tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề này.

    Equity là gì?

    Equity được biết đến là vốn chủ sở hữu hay còn có tên gọi khác là tài sản ròng. Đây được biết đến là phần còn lại của giá trị tài sản thuộc doanh nghiệp khi đã tiến hành chuyển đổi các khoản nợ phải trả. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng được biết là thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông nếu là công ty cổ phần và thành viên thuộc công ty liên doanh.

    equity là gì

    Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp và chỉ khi nào đơn vị gặp phải tình trạng phá sản hay dừng hoạt động mới phải sử dụng các tài sản đang có để tiến hành trả nợ ưu tiên. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng phần tài sản này để chi trả lương cho người lao động, thuế phải đóng cho nhà nước và sẽ chia cho các chủ sở hữu theo mức tỷ lệ được đóng góp trước đó.

    Vốn chủ sở hữu Equity được phân loại như thế nào?

    Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu Equity sẽ được phân loại thành các mục khác nhau. Nhìn chung, chúng sẽ được phân loại thành 02 mục:

    phân loại vốn chủ sở hữu

    Vốn đầu tư của chủ sở hữu

    Phân loại đầu tiên của Equity chính là vốn đầu tư thuộc vốn góp của chủ sở hữu bao gồm cổ đông, nhà nước, các bên liên doanh, thành viên hợp danh hay thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn… Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc công ty cổ phần, mục vốn góp sẽ được tính theo mệnh giá của cổ phần đã được phát hành. 

    Tiếp đến là thặng dư của vốn cổ phần chính là sự chênh lệch giữa mệnh giá cổ phần là giá phát hành. Một lưu ý quan trọng, khi giá phát hành cao hơn mệnh giá khi đó thành phần thặng dư của vốn cổ phần sẽ chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng số vốn thuộc chủ sở hữu của đơn vị. 

    Mức lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối

    Phân loại thứ hai của Equity chính là lợi nhuận sau thuế nhưng chưa được tiến hành phân phối. Đây được xem là kết quả kinh doanh được tích lũy theo lũy kế với mục tiêu tái đầu tư để gia tăng vốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nằm trong trường hợp thua lỗ kéo dài với mức độ lỗ lũy kế cao hơn vốn điều lệ sẽ dẫn tới khả năng hủy niêm yết. 

    Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách thức phân biệt giữa Equity và các loại vốn khác xuất hiện trên thị trường hiện nay. 

    Phân biệt vốn Equity với các loại vốn khác trên thị trường

    Có thể rất nhiều bạn hiện nay vẫn chưa biết cách phân biệt vốn Equity với các loại vốn khác trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông qua nội dung dưới đây:

    phan biet von equity compressed

    Vốn điều lệ và Equity

    Trước tiên, vốn điều lệ là số vốn góp do các thành viên trong tổ chức đóng góp và tiến hành cam kết trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu ý, số vốn này sẽ được quy định tại điều lệ của công ty và được xuất hiện trên bản báo cáo tài chính dưới tên gọi là vốn cổ phần. Đặc biệt, phần vốn này sẽ chỉ được thay đổi trong trường hợp có sự chấp thuận của các cổ đông. 

    Ngoài ra, đây được xem là tỷ lệ số vốn góp của mỗi thành viên trong tổ chức đối với doanh nghiệp. Bằng cách này, công ty sẽ có cơ sở để chia lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ cần phải thực hiện với đội ngũ cổ đông.

    Vốn hóa thị trường và Equity

    So sánh giữa Equity và vốn hóa thị trường thì phần vốn này sẽ là số tiền được bỏ ra để mua toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định nào đó. Ngoài ra, phần vốn này còn hỗ trợ các nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro và mức lợi nhuận có thể tạo ra dưới hình thức cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành. 

    Vai trò nổi bật của Equity đối với doanh nghiệp

    vai trò đối với doanh nghiệp

    Bất cứ một nhà quản lý nào cũng phải nắm được vai trò của Equity trong doanh nghiệp. Đây được xem là yêu cầu bắt buộc theo luật định sẵn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành thành lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà mức vốn điều lệ này có thể được điều chỉnh. Dưới đây là một vài các vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

    • Hỗ trợ tạo điều kiện cho việc hình thành doanh nghiệp. 
    • Sử dụng để đầu tư trang thiết bị, máy móc bao gồm cả nhân lực và vật lực phục vụ cho quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh. 
    • Giúp doanh nghiệp được tồn tại và phát triển ổn định thu về nhiều lợi nhuận. 

    Với những vai trò trên, nguồn vốn Equity trở thành một phần không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp nào khi được hình thành cũng sẽ có sự xuất hiện của loại vốn này. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề có thể xảy đến khi vốn chủ sở hữu bị giảm trong doanh nghiệp. 

    Những vấn đề có thể xảy ra khi vốn chủ sở hữu Equity bị giảm

    Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sẽ gặp phải trường hợp vốn chủ sở hữu Equity bị giảm mang lại nhiều rủi ro không thể tránh khỏi. Trước tiên chính là hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị thu hẹp dẫn đến hệ quả giảm thiểu doanh thu. Để tiếp tục duy trì hoạt động, bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai huy động vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau.

    vấn đề khi equity bị giảm

    Một điểm cần lưu ý, nếu lượng vốn vay không được điều chỉnh một cách phù hợp sẽ khiến cho tài chính bị mất cân đối. Hơn nữa, khi vốn chủ sở hữu được bổ sung đều đặn hằng năm thông qua lợi nhuận mà doanh nghiệp kinh doanh và nếu loại vốn này bị sụt giảm cũng có thể là do đơn vị hoạt động không có hiệu quả.

    Các thuật ngữ cơ bản thường gặp khi sử dụng Equity

    Trong quá trình sử dụng vốn Equity chắc chắn bạn sẽ cần phải biết thêm các kiến thức liên quan đến khái niệm này. Dưới đây là một vài các thuật ngữ cơ bản khiến bạn nhất định không thể bỏ qua.

    thuật ngữ đi kèm với equity

    Quỹ Private Equity là gì?

    PE là viết tắt của Private Equity là quỹ đầu tư tư nhân và đối tượng chính được sử dụng nguồn vốn này chính là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. PE sẽ bao gồm LP – Thành viên góp vốn và GP – Thành viên trách nhiệm vô thời hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính cũng có thể sử dụng quỹ này để được hỗ trợ trong công tác quản trị. Thông thường quỹ PE sẽ được sử dụng với thời hạn kéo dài từ 3 – 7 năm, sau khi trải qua khoảng thời gian này sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thoái vốn và thu về lợi nhuận. 

    Brand Equity là gì?

    Đây được xem là một trong những thuật ngữ sử dụng với Marketer nói đến giá trị của thương hiệu hay còn gọi là tài sản thương hiệu.Thuật ngữ này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực Marketing và chủ doanh nghiệp có thể đăng ký bản quyền. Toàn bộ những giá trị này đều được khẳng định thông qua nhận thức của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. 

    Equity stake là gì?

    Tiếp đến là một thuật ngữ đại diện cho tỷ lệ cổ phần được thỏa thuận thông qua các nhà đầu tư với doanh nghiệp mang tên Equity stake. Hình thức này được hoạt động thông qua cách thức dưới đây: Định mức giá trị doanh nghiệp, sau đó dựa vào mức định giá và số vốn để phân chia lượng cổ phần nhất định cho các nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp hoạt động có lời thì mức lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ cổ phần sở hữu.

    Equity market là gì?

    Tiếp đến là Equity market, thị trường chứng khoán hay còn được gọi là thị trường vốn cổ phần. Nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động kinh tế giữa người bán và người mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và kết nối an toàn giữa các nhà đầu tư. 

    Cost of Equity là gì?

    Cost of Equity chi phí vốn cổ phần hay còn được biết đến là mức lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chi trả cho các cổ đông trong công ty. Hình thức này sẽ bù đắp lại những rủi ro mà cổ đông phải chịu trong suốt quá trình đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

    Home Equity là gì?

    Được xem là vốn chủ sở hữu nhà và đa phần được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, vốn này có thể được hiểu đơn giản là giá trị sở thích của một chủ nhà đối với bất cứ ngôi nhà nào mà họ đang sở hữu. Hơn nữa, bạn cũng có thể xem đây là giá trị thực tại của tài sản thực tế và được biến động theo thời gian. 

    Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà người dùng có thể tham khảo để biết thêm về Equity là gì? Và các nội dung xoay quanh chủ đề này. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến Pipedrive.vn 024.9999.7777 để được hỗ trợ. 

    Pipedrive – Giải pháp CRM tối thiểu quy trình, tối đa hiệu suất”

    markegin icon
    Xin chào bạn 👋
    Chúc bạn có một ngày tốt lành
    Đăng ký nhận tin tức để không bỏ lỡ bất kì kiến thức gì về CRM và Pipedrive nhé

    Chúng tôi sẽ không Spam! Vui lòng đọc [link]privacy policy[/link] để biết thêm thông tin.

    0 0 Các bình chọn
    Article Rating
    Đăng ký
    Thông báo của
    guest

    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Sales

    Kinh nghiệm bán hàng

    Marketing

    Kinh nghiệm quảng cáo

    Pipedrive

    Sử dụng phần mềm